Thanh nhạc luôn quan trọng hơi thở và cao độ, song song với Thanh nhạc chính là Giọng Đọc cũng xem hơi thở, cao độ là một yếu tố không thể thiếu nếu bạn muốn có chất giọng đẹp. Vì thế bắt đầu với việc luyện tập Giọng Đọc chưa bao giờ là dễ dàng, và đối với những bạn có đam mê, mong ước được trở thành Voice Talent nổi tiếng hay hơn thế nữa là một MC chuyên nghiệp, thì con đường cũng sẽ chông chênh, khó khăn rất nhiều.
Thầy Đoàn Nhược Quý cùng kinh nghiệm giảng dạy, thu âm Voice Talent trong nhiều dự án đã khai giảng Khoá Giọng Đọc - Lớp nhóm với hi vọng truyền tải những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về giọng nói. Chúng ta tin rằng nền tảng vững chắc sẽ là cơ sở để có thể phát triển sau này, cho nên ngày hôm nay Thầy Đoàn Nhược Quý chân thành chia sẻ các bài tập để giúp các bạn rèn luyện cũng như hiểu thêm về thanh đới, hơi thở, cao độ trong giọng nói là như thế nào.
1. Sự đóng mở thanh đới ảnh hưởng cao độ
Thầy đã từng chia sẻ về Thanh đới kiểm soát trong giọng hát, nếu các bạn mong muốn hiểu sâu hơn về đề tài này có thể truy cập nguồn bài viết ở đây nhé: Dây Thanh Đới và Cách Kiểm Soát Giọng Hát
Dây thanh đới (vocal folds/ vocal cords/vocal reeds) chính là một cặp dây bằng màng nhầy được kéo căng từ sau ra trước, nằm bên trong thanh quản (larynx). Chúng rung động do sự đẩy hơi từ phổi để tạo ra âm thanh (nói, hát, la hét…). Khi lấy hơi vào, toàn bộ dây thanh đới sẽ mở ra để đưa không khí vào phổi và sẽ đóng lại khi chúng ta cố giữ im hơi thở. Khi nói hoặc hát, dây thanh đới sẽ rung động liên tục, số lần rung động tùy thuộc vào cao độ âm thanh. Dây thanh đới rung động 440 lần trong 1 giây khi bạn hát nốt A4 (phía trên Middle C).
Đối với việc đóng mở thanh đới sẽ làm thay đổi số lần rung động, vì vậy mà âm thanh ta phát ra cũng khác biệt. Tuỳ vào độ đóng thanh đới mà cao độ của giọng nói cũng sẽ có những âm sắc không giống nhau, nếu bạn có một khoảng mở thanh đới rộng thì màu sắc giọng sẽ dày hơi hơn, ấm áp hơn so với đóng lại, âm thanh sẽ đanh lại hơn nhiều. Thầy Đoàn Nhược Quý đã ví dụ cho học viên dễ hiểu hơn như sau
2. Bài tập cảm nhận thanh đới
Khi hát mạnh lên, ta sẽ bắt đầu cảm nhận được Thanh đới. Trong giọng nói, các bạn cũng sẽ cảm giác được Thanh đới đang hoạt động như thế nào nhưng khi hát thì sẽ có kéo dài từ nốt này qua nốt kia nên các Ca sĩ sẽ cảm nhận rõ hơn, còn ở Giọng đọc các nốt ngắn nên muốn cảm nhận rõ ràng hơn các bạn có thể kéo dài chữ ra để cảm nhận được độ rung độ nặng của Thanh đới.
3. Bài tập cảm nhận hơi thở
Ngoài thanh đới, chắc chắn thành phần hơi thở cũng tác động không kém đến giọng nói. Tuỳ vào các mục đính, thông điệp của câu văn, ngôn từ mà bạn muốn truyền tải, sẽ cần lượng hơi khác nhau để phù hợp. Vì lẽ đó mà việc cảm nhận hơi thở đang được thực hiện thế nào, lượng hơi của mình đi ra nhiều là bao nhiêu, hơi ngắn là như thế nào, cùng Thầy Đoàn Nhược Quý tập luyện bài tập đơn giản sau đây để nhanh chóng cảm nhận rõ hơi thở nhé.
Để trở thành một Giọng Đọc giỏi và chuyên nghiệp các bạn sẽ cần trau dồi luyện tập rất nhiều, cố gắng từ những cái cơ bản sẽ luôn giúp mình đi xa và vững chắc hơn trong từng bước các bạn nhé. Kiên trì luyện tập ắt sẽ thành công. Chúc các bạn có niềm đam mê với Voice Talent và MC sẽ đạt được mục tiêu của mình.
Comments