top of page
Huỳnh Sơn YT

Dân Ca Việt Nam Và Những Điều Thú Vị

Nhắc đến thể loại dân ca của Việt Nam thì có lẽ ai trong chúng ta cũng biết nó. Nó đã gắn liền với chúng ta ngay từ thuở bé, từ lúc cấp sách đến trường và được học môn “âm nhạc”  thì nó đã xuất hiện nhiều những bài hát dân ca. Từ già đến trẻ từ lớn đến bé không ai mà không biết. Nó đã len lỏi vào từng thế hệ của chúng ta. Khi giai điệu, âm hưởng của dòng nhạc này vang lên làm cho ta quên đi những mệt mỏi hằng ngày và đắm chìm vào đó. Và để hiểu thêm về dòng nhạc này thì sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về nó.


I - Dân Ca Là Gì ?


Dân ca Việt Nam là một thể loại âm nhạc cổ truyền của Việt Nam, được lưu truyền trong dân gian. Dân ca có nhiều làn điệu từ khắp các miền cộng đồng người, thể hiện qua có nhạc hoặc không có nhạc của các dân tộc Việt Nam

Do chính người dân lao động tự sáng tác theo tập quán, phong tục. Trong sinh hoạt cộng đồng người quần cư trong vùng đất của họ, thường trong làng xóm hay rộng hơn cả một miền. 


Các làn điệu dân ca thể hiện phong cách bình dân, sát với cuộc sống lao động mọi người. Các dịp biểu diễn thường thường là lễ hội, hát làng nghề. Thường ngày cũng được hát lên trong lao động để động viên nhau, hay trong tình yêu đôi lứa, trong tình cảm giữa người và người. 

Tuy nhiên mỗi tỉnh thành của Việt Nam lại có âm giọng và ca từ khác nhau nên dân ca cũng có thể phân theo tỉnh nhưng gọi chung cho dễ gọi vì nó cũng có tính chung của miền Bắc, miền Trung và miền Nam Việt Nam.


Dân Ca Việt Nam Và Những Điều Thú Vị

II - Nguồn Gốc Dân Ca Việt Nam


Dân ca bắt nguồn từ đâu? Đặc điểm của dân ca là do chính người dân lao động tự sáng tác theo tập quán, phong tục, sử dụng trong sinh hoạt cộng đồng người quần cư trong vùng đất của họ, thường là trong làng xóm hay rộng hơn có thể mở ra phạm vi cả một miền. 

Các làn điệu dân ca thể hiện phong cách rất bình dân, sát với cuộc sống lao động mọi người. Các dịp biểu diễn dân ca thường là lễ hội, hát làng nghề. Thường ngày dân ca cũng được hát lên trong lao động để động viên nhau, hay là trong tình yêu đôi lứa, trong tình cảm giữa người và người.


Bất kể dân tộc nào cũng có rất nhiều dân ca. Đó là những bài ca được ra đời từ xa xưa, không rõ nguồn gốc xuất xứ và tác giả. Là một thứ văn nghệ truyền miệng giống như thơ, truyện cổ tích, dân ca được truyền từ đời này qua đời khác. Qua mỗi đời, lại có thể được thay đổi chút ít đến khi người ta thấy nó hoàn chỉnh thì thôi.

Sự khác biệt vùng niềm cũng tạo nên sự khác biệt với các thể loại dân ca. Tiêu biểu hiện nay miền Bắc có dân ca Quan Họ, miền Trung có Dân ca Huế, còn với miền Nam thì dân ca Nam Bộ. Hơn hết, thể loại dân ca thể hiện phong cách bình bị, mộc mạc, phản ánh rất chân thực đời sống và tinh thần của mọi người.


III - Cách Phân Biệt Các Làn Điệu Dân Ca


Ở Việt Nam, do đặc điểm xuất xứ nên dân ca thường được phân biệt theo vùng miền và theo dân tộc. Đặc điểm tiếng địa phương là cách dễ nhận biết nhất xuất xứ của một bài dân ca.


1. Theo Vùng Miền

Để phân định và gọi theo vùng miền hay từng tỉnh thì người ta phân định bằng "ca từ", bằng "âm giọng" bằng cách "nhấn nhá", "luyến lấy", "ngân nga", "rê giọng",... mà chỉ ở vùng miền này có thể hát hay từng tỉnh có thể hát được. Tuy chữ đọc thì giống nhau nhưng âm khi phát ra thì khác nhau chút đỉnh mà những nơi khác không dùng hay cách nhấn nhá, luyến láy của địa phương đó mà nơi khác không hát.


Dân ca Bắc Bộ 

Dân ca Bắc Bộ thường có những từ đệm như: “rằng, thì, chứ…” và các dấu giọng như: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng được tạo nên Bội những nốt nhạc sao cho việc phát âm được rõ nét. Một số phụ âm sẽ được phát âm một cách đặc thù như: “r, d, gi” hay “s và x” được phát âm giống nhau, không phân biệt nặng nhẹ.

Dân ca Bắc Bộ có nhiều bài khá nổi tiếng như: Cò lả, Trống cơm, Hát ru, Lý cây đa,… Các bài dân ca của địa phương nổi tiếng có: Bà rằng bà rí, Xe chỉ vá may (Dân ca Phú Thọ), Ba quan, Hát chào, Mời trầu, Hát thầm, Trúc mai (Dân ca Hà Nam), Cây trúc xinh, Giã bạn, Bèo dạt mây trôi, Người ở đừng về (Dân ca quan họ), Đi cấy (Dân ca Thanh Hóa),…


Dân Ca Việt Nam Và Những Điều Thú Vị


Dân ca Trung Bộ 

Dân ca Trung Bộ thì thường có chữ “ ni, nớ, răng, rứa…”. Dấu sắc được đọc thành dấu hỏi, dấu hỏi và ngã đều được đọc giống nhau và trầm hơn so với chữ không dấu.

Dân ca Trung Bộ có nhiều bài nổi tiếng như: Lý thương nhau (dân ca Quảng Nam), Lý mười thương (ca Huế), Hò hụi, Hò giã gạo (Dân ca Bình Trị Thiên), Hò đối đáp, Hát ví, Dặm (dân ca Nghệ Tĩnh), Lý vọng phu, Lý thiên thai (Dân ca khu 5).


Dân Ca Việt Nam Và Những Điều Thú Vị

Dân ca Nam Bộ 

Dân ca Nam Bộ thì thường có những chữ “má (mẹ), bậu (em), đặng (được)…”. Chữ “ê” đọc thành chữ “ơ” còn dấu ngã đọc thành dấu hỏi,… Nhưng nhìn chung thì dân ca khu vực này vẫn là thoát thai từ lòng dân với đậm tính chất mộc mạc của họ.

Dân ca Nam Bộ nổi tiếng với các điệu hò, lý, vè, tiêu biểu như: Ru con, Lý đất giồng, Bắc Kim Thang, Lý dĩa bánh Bộ, Lý cây Bông, Lý ngựa ô, Lý quạ kêu, Lý chiều chiều, Lý con sáo, Lý Bông dừa, Lý qua cầu…


Dân Ca Việt Nam Và Những Điều Thú Vị

2. Theo dân tộc



IV - Sự Đa Dạng Của Nhạc Dân Ca Việt Nam


Việt Nam là một quốc gia đa sắc tộc với nền văn hóa lâu đời, do vậy dân ca Việt Nam bao gồm nhiều vùng miền, nhiều thể loại vô cùng phong phú: dân ca Quan họ Bắc Ninh, hát Ví, hát Dặm (Nghệ An), hát Xoan (Phú Thọ), hát Trống quân ở nhiều làng quê Bắc Bộ, hát Dô (Hà Tây), hò Huế, lý Huế ở Trung Bộ, Nam Bộ có các điệu Lý, điệu Hò… dân ca của các dân tộc miền núi phía Bắc, đồng bào Thái, H’mông, Mường, dân ca các dân tộc Tây nguyên… đều có những nét riêng, mang bản sắc riêng. Những âm điệu tiết tấu, đặc trưng của dân ca phần lớn bắt nguồn từ những câu ca dao thâm thúy khúc chiết, loại thơ vần như lục bát hay những câu đồng dao đơn giản được bổ sung qua nhiều giai đoạn rồi trở nên những thể loại hát dân gian khác nhau của từng địa phương, từng vùng đất nước.


Từ bao đời nay dân ca luôn gắn liền với đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc trên khắp đất nước Việt Nam. Ngoài những làn điệu thuộc các loại dân ca khác nhau còn những loại hát có nhạc đệm theo như: Chầu văn, ca Trù, ca Huế… nhạc tài tử Miền Nam và những hình thức ca kịch độc đáo như Tuồng, Chèo, Cải lương… Hát Chầu văn là hình thức hát nhạc thờ cúng, có tính chất tôn giáo linh thiêng, các thầy cúng chuyên nghiệp đánh đàn nguyệt, có giọng hát điêu luyện phụ theo, thuộc nhiều điệu hát và pha vào là tiếng trống vỗ. Ngoài ra Quan họ Bắc Ninh cũng là một lối hát phong phú và độc đáo về âm nhạc.


Dân ca Việt Nam rất phong phú và đa dạng, đi liền với tiếng hát ru, đồng dao, trò chơi trẻ em, rồi đến các điệu hò, điệu lý. Các điệu hát trong khi làm việc, trong những lễ hội tạo điều kiện cho nhiều thế hệ gặp nhau qua các loại hát giao duyên. Mức sáng tác lời mới nhiều hơn các thể loại nhạc cung đình, nhạc bác học, nhạc thính phòng và đưa vào trong văn chương bình dân những đóng góp đáng kể (hát quan họ). Phần nhiều chỉ có tuỳ hứng lời trên một điệu nhạc (hát Trống quân, Cò lả…). Chỉ có hát Quan họ là vừa sáng tác lời lẫn nhạc. Riêng Quan họ theo thống kê mới nhất hiện nay có tới trên 700 làn điệu khác nhau trong truyền thống hát Quan họ. Còn theo TS Nghiên cứu âm nhạc Hà Thị Hoa thì hiện nay có khoảng 250 làn điệu Chèo…


Dân ca lại mang màu sắc địa phương rất đặc biệt, tuỳ theo phong tục ngôn ngữ, giọng nói và âm nhạc của từng vùng mà khác đi đôi chút. Từ những bài hát ru được nghe khi còn nằm trong nôi mà các mẹ (bà ,chị) hát ru trẻ ngủ. Loại này được gọi là hát ru (miền Bắc), ru con (miền Trung), hay gọi là hát đưa em, ầu ơ ví dầu (miền Nam).


Dân ca Việt Nam được trình bày theo trình tự một đời người, nghĩa là bắt đầu bằng các bài hát ru khi em bé bắt đầu chào đời, đến khi đứa bé lớn lên, trưởng thành và chết đi sẽ có những bài hát liên hệ đến từng giai đoạn của một đời người.


Ngay từ thuở lọt lòng, dân ca đã dành cho trẻ những bài hát đơn sơ, mộc mạc nhưng du dương, ngọt ngào để đưa trẻ vào giấc ngủ êm đềm. Chuyển sang tuổi ấu thơ các em lại được hát lên những bài dân ca, đồng dao để vui chơi giải trí, luyện cho trẻ quen tiếng nói tiếp cận với thiên nhiên, tìm hiểu những vấn đề xã hội nảy sinh trong đời sống hàng ngày. Khi trưởng thành trai gái lại tụ họp nhau thi hát đố, hát giao duyên và các bài hát vui chơi trong đời sống.  


Trong mỗi chúng ta ai cũng có một miền quê, quê hương là cánh đồng lúa thơm ngát, lũy tre xanh trải dọc bờ đê, là những hình ảnh thân thương nhất đối với cuộc sống mỗi con người. Hai tiếng quê hương qua những giai điệu ngọt ngào của dân ca như gần gũi hơn, lung linh hơn nhờ những ca từ đầy hình ảnh.

Chính vì vậy, khi hiểu được những giai điệu quê hương chúng ta sẽ mang lại niềm tự hào cho chính mình. Cũng từ đó mà có sự hãnh diện trong lòng khi thấy dân tộc mình có một nền âm nhạc dân gian phong phú. 


V - Ý Nghĩa Mà Dân Ca Đem Đến Cho Chúng Ta


Ý nghĩa trong giáo dục

Dân ca giáo dục tình yêu quê hương đất nước, trân trọng giá trị nghệ thuật của con người ở mỗi vùng quê. Dân ca giáo dục tình cảm và thẩm mĩ cho trẻ. Đó là những điều hay lẽ phải, cách ứng xử giao tiếp với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, bạn bè và những người xung quanh. Ngoài ra còn là nền tảng phát triển đạo đức, những bài hát có ca từ dễ thuộc, giai điệu mềm mại, trữ tình có ảnh hưởng nhất định tới trẻ tạo những cảm xúc tương ứng. Những bài dân ca có giai điệu nhẹ nhàng bay bổng cũng tạo cho trẻ biết cách diễn đạt ngôn ngữ hơn còn những bài có tiết tấu sinh động, rộn ràng, lời ca rắn rỏi, mạnh mẽ sẽ tạo cho trẻ phát huy những tình cảm thẩm mĩ và lành mạnh.


Âm nhạc nói chung và dân ca nói riêng tác động tới con người từ khi mới sinh ra với tiếng ru của mẹ cho đến khi từ giã cõi đời. Tuy không trực tiếp nuôi dưỡng con người như cơm ăn nước uống hàng ngày nhưng âm nhạc lại làm cho con người ta thêm yêu cuộc sống và nhận thức được cuộc sống. Nhờ ngôn ngữ biểu cảm đặc biệt của âm thanh mà con người từ khắp mọi phương trời không cùng ngôn ngữ, không chung phong tục tập quán nhưng lại có thể hiểu thêm được văn hóa của nhau. Sự gắn kết bằng cảm xúc đã trở thành phương tiện giao tiếp hết sức nhạy cảm mà không cần dùng đến ngôn ngữ.


Ý nghĩa trong lao động

Dân ca là một thể loại ca hát dân gian, chủ yếu bắt nguồn từ môi trường nông ngư nghiệp ở các vùng nông thôn. Cũng có thể bắt nguồn từ một cá nhân có năng khiếu dệt nhạc vào một bài ca dao (thơ dân gian). Từ môi trường nông ngư nghiệp đó, dân ca có nhiều chức năng trong các hoạt động  của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao tác lao động trên cạn như: ru em, xay lúa, giã gạo, tát nước, kéo gỗ…, trên sông nước thì có hò chèo thuyền, kéo lưới… làm bớt đi sự căng thẳng mệt mỏi trong quá trình lao động, đồng thời khiến cho tinh thần của người lao động hưng phấn hơn, giúp cho quá trình lao động được năng xuất hơn, đạt kết quả cao hơn.


Ý nghĩa trong sinh hoạt

Được sản sinh trong môi trường diễn xướng, qua những buổi lao động sinh hoạt cộng đồng trên đồng ruộng, bãi lúa, ven sông, những buổi hội làng, tính ngẫu hứng đầy thẩm mỹ của dân ca thực sự chỉ được thể hiện trọn vẹn khi đưa vào môi trường diễn xướng dân ca. Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, ngoài lao động người dân còn tổ chức hội hè đình đám trong, những lúc nông nhàn. Có thể thấy rõ chức năng sinh hoạt trong các thể loại hát Ví, hát Quan họ, Trống quân, Giặm, hát Lý, hát Đúm…

Ví dụ: hát Trống quân phổ biến ở Bắc bộ thường được tổ chức vào những tuần tháng bảy, tháng tám âm lịch, ngoài ra còn được tổ chức hát thi vào những ngày hội. Trong những ngày mùa,  người thợ gặt ở nơi khác đến thường tổ chức hát với trai hoặc với gái trong làng hay giữa họ với nhau vào buổi tối lúc nghỉ việc.


Còn những điệu Ví, Giặm chủ yếu là các cuộc hát đối đáp trong các sự kiện sinh hoạt cộng đồng với quy mô và không gian đa dạng. Hát Giặm có thể kể đầu đuôi một câu chuyện na ná như vè nhưng chủ yếu là sinh hoạt văn hóa cộng đồng.


Ý nghĩa trong nghi lễ

Dân ca nghi lễ thường gắn liền với lễ hội. Để phục vụ cho nghi thức lễ hội, nhiều địa phương đã sáng tạo nên những điệu hát múa cho phù hợp như hát Chầu văn, hát Cửa đình (cửa đền) đây là hình thức hát ca trù phục vụ cho nghi lễ thờ phụng thánh thần ở các đình hay đền làng sở tại. Có thể nói hát cửa đình là hình thái được ưa chuộng nhất trong xã hội thời phong kiến do các tập tục tế lễ thánh thần là một nhu cầu quan trọng không thể thiếu trong đời sống của các cộng đồng cư dân nông nghiệp.


Trải qua thời gian thứ âm nhạc trong nghi thức, nghi lễ đó đã dần nâng tầm nghệ thuật. Nhà Nghiên cứu âm nhạc dân tộc Bùi Trọng Hiền ở bài Không gian Văn hóa - Các chức năng văn hóa xã hội và những hình thức biểu hiện của nghệ thuật ca trù - Phần III có viết “Đứng về mặt chức năng xã hội, các hình thức nghi lễ này mang tính thực hành xã hội chứ không phục vụ nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật đơn thuần”.


Ý nghĩa trong nghệ thuật

Trên thực tế các chức năng đều chứa đựng yếu tố nghệ thuật. Tuy nhiên, trải qua thời gian với sự sàng lọc tinh hoa của dân tộc, một số thể loại dân ca đã phát triển vượt ra khỏi khuôn khổ đất nước Việt Nam ta như Hò Huế, Ca trù, Quan họ Bắc Ninh, thể loại sân khấu Tuồng, Chèo, cải lương để đến với thế giới và được bạn bè quốc tế yêu thích. Ngoài ra cũng đã có những điệu dân ca đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại như: dân ca Ví giặm của tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Dân ca Quan họ của Bắc Ninh.


Có thể nói, âm nhạc nói chung và dân ca nói riêng tác động tới con người từ khi mới sinh ra với tiếng ru của mẹ cho đến khi từ giã cõi đời. Tuy không trực tiếp nuôi dưỡng con người như cơm ăn nước uống hàng ngày nhưng âm nhạc lại làm cho con người ta thêm yêu cuộc sống và nhận thức được cuộc sống. Nhờ ngôn ngữ biểu cảm đặc biệt của âm thanh mà con người từ khắp mọi phương trời không cùng ngôn ngữ, không chung phong tục tập quán nhưng lại có thể hiểu thêm được văn hóa của nhau. Sự gắn kết bằng cảm xúc đã trở thành phương tiện giao tiếp hết sức nhạy cảm mà không cần dùng đến ngôn ngữ.


VI - Một Số Bài Hát Dân Ca Tiêu Biểu Của Từng Vùng Miền Việt Nam


Dân ca Bắc bộ có nhiều bài nổi tiếng như: Cò lả, Bèo dạt mây trôi, Trống cơm, Lý cây đa,... hay các bài dân ca địa phương như: Bà rằng bà rí, Xe chỉ vá may (Dân ca Phú Thọ); Ba quan, Mời trầu, Hát chào, Hát thầm, Trúc mai (Dân ca Hà Nam); Cây trúc xinh, Trên rừng ba sáu thứ chim, Người ở đừng về (Dân ca Quan họ), Đi cấy (Dân ca Thanh Hóa),...


Dân ca Trung bộ có những bài nổi tiếng như: Lý mười thương (ca Huế), Lý thương nhau (dân ca Quảng Nam), Hò đối đáp, Hát ví, Dặm.. (dân ca Nghệ Tĩnh), Hò hụi, Hò giã gạo (Dân ca Bình Trị Thiên), Lý vọng phu, Lý thiên thai (Dân ca khu 5), …


Dân ca Nam bộ gồm các điệu hò, lý, vè, tiêu biểu như: Ru con, Lý đất giồng, Bắc Kim Thang, Lý cây bông, Lý dĩa bánh bò, Lý ngựa ô, lý quạ kêu, lý chiều chiều, Lý bông dừa, Lý con sáo, Lý qua cầu...


VII - Những Ca Sĩ Tiêu Biểu Của Dòng Nhạc Dân Ca


Ca sĩ Bùi Thủy

Tuổi thơ cơ cực ở vùng quê lúa Thái Bình đã giúp nữ ca sĩ trẻ Bùi Thúy thấu hiểu hơn ai hết những mất mát, khó khăn mà người dân miền Trung phải gánh chịu khi cơn bão đi qua.

Đối với những ai yêu thích dòng nhạc quê hương, có lẽ Bùi Thúy không phải là cái tên xa lạ. Cô gái quê Thái Bình gây ấn tượng từ cuộc thi Sao mai 2015 tiếp tục tạo sức hút với màn trình diễn xuất sắc trong “Tuyệt đỉnh song ca” năm 2016.

Dù không giành được danh hiệu quán quân nhưng Bùi Thúy đã trở thành cái tên được hàng triệu khán giả yêu mến.


Ca sĩ Sao Mai Hương Ly

Sở hữu chất giọng nữ cao (soprano) đẹp cùng kỹ thuật thanh nhạc chắc chắn, Sao mai Hương Ly đã gây được ấn tượng mạnh với Hội đồng giám khảo và bạn bè, đồng nghiệp tại kỳ thi tốt nghiệp chuyên ngành Thanh nhạc hệ Đại học mới đây và đạt Thủ khoa với điểm 10 tuyệt đối.Cô sinh ra và lớn lên ở Hà Nam, là một trong những cái nôi của hát chèo, gia đình cũng có truyền thống hát chèo, hát văn nên Hương Ly đã thấm nhuần những giai điệu ngọt ngào từ khi còn nhỏ.


Ca sĩ Ngọc Kiều Oanh

Trong giới nghệ sĩ tài tử trên đất Bình Dương, cái tên Ngọc Kiều Oanh được biết đến như một trong những nghệ sĩ trẻ sở hữu một giọng hát hay. Đi lên từ một giọng ca nghiệp dư, giờ đây Kiều Oanh đã có trong tay khá nhiều những giải thưởng, huy chương. Vừa qua, chị còn là một trong 12 thí sinh vào tới vòng bán kết khu vực của Chuông vàng vọng cổ do HTV tổ chức.


Sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Tương Bình Hiệp, TP.TDM, từ nhỏ cô bé Kiều Oanh đã thích nghe và mê hát.

Năm 2014, Kiều Oanh được kết nạp vào Hội Văn học nghệ thuật tỉnh. Đây cũng là năm Kiều Oanh gặt hái nhiều thành công trong nghề. Nghệ sĩ sinh năm 1980 này đã mang về giải tư Bông lúa vàng do Đài Tiếng nói Nhân dân TP.HCM tổ chức. Thành công tiếp nối thành công, hồi tháng 5-2015 này, Oanh ẵm về Huy chương vàng Đờn ca tài tử miền Đông Nam bộ, do Bạc Liêu đăng cai tổ chức.


Ca sĩ Phi Nhung

Phi Nhung tên đầy đủ là Phạm Phi Nhung (sinh ngày 10 tháng 4 năm 1972) cô nổi tiếng với dòng nhạc trữ tình, dân ca.

Năm 1998, Phi Nhung là nữ ca sĩ ra nhiều album nhất và doanh số bán chạy thuộc hàng kỷ lục nên người trong giới và khán giả đặt cho nghệ danh ''Nữ hoàng băng đĩa''.


Từ năm 2005, Phi Nhung chính thức được phép trở về biểu diễn tại Việt Nam và trở thành ca sĩ độc quyền của trung tâm băng nhạc Rạng Đông. Ngoài ca hát, Phi Nhung còn tham gia nhiều lĩnh vực khác như diễn viên truyền hình, diễn viên điện ảnh, nghệ sĩ cải lương, nghệ sĩ kịch nói, nghệ sĩ hài, MC.


Ca sĩ Cẩm Ly

Cẩm Ly (sinh ngày 30 tháng 3 năm 1970) là một nữ ca sĩ Việt Nam thuộc dòng nhạc nhẹ, nhạc trữ tình, nhạc có âm hưởng dân ca và nhạc trẻ. Trước đây cô từng là học sinh của THPT Chuyên Lê Hồng Phong tại Thành phố Hồ Chí Minh.


Từ nhỏ, ba chị em Cẩm Ly đã bộc lộ năng khiếu ca hát. Năm 1993, Cẩm Ly cùng Minh Tuyết đi hát và cùng ngày năm đó cô và em của mình đã đoạt giải nhất song ca do nhà hát Hòa Bình tổ chức.

Năm 2013, Cẩm Ly cùng Minh Tuyết tổ chức liveshow Tự tình quê hương 4 đánh dấu kỷ niệm 20 năm ca hát của hai chị em. Liveshow diễn ra trong hai đêm tại Nhà hát Hòa Bình, Tp. Hồ Chí Minh với sự ủng hộ của đông đảo khán giả.

Trong năm 2014, Cẩm Ly tham gia với vai trò là HLV của Giọng hát Việt nhí đưa Thiện Nhân trở thành Quán quân mùa thứ hai. 


Ca sĩ Phương Mỹ Chi

Phương Mỹ Chi sinh ngày 13 tháng 01 năm 2003 là một ca sĩ chuyên hát thể loại nhạc dân ca Nam bộ Việt Nam. Mỹ Chi bắt đầu nổi danh từ khi tham gia và đạt giải á quân chương trình truyền hình thực tế Giọng hát Việt nhí mùa thứ nhất.


Ca sĩ Hồ Văn Cường

Hồ Văn Cường sinh ngày 16 tháng 3 năm 2003, quê tại quê Gò Công – Tiền Giang – Việt Nam, là một ca sĩ. Hồ Văn Cường tham gia cuộc thi Thần Tượng Âm Nhạc Nhí 2016 (Vietnam idol kid) và giành quán quân cuộc thi này với khả năng hát dòng nhạc dân ca truyền cảm và sâu lắng.


Ca sĩ Ngọc Trân

Ca sĩ Ngọc Trân là một trong những ca sĩ rất thành công với dòng nhạc trữ tình quê hương. Với sự đam mê dòng nhạc này, cô đã thể hiện tốt những ca khúc về trữ tình quê hương và được đông đảo khán giả biết đến với hình ảnh này. Ngoài ra với khuôn mặt xinh xắn, duyên dáng và với giọng hát ngọt ngào sâu lắng cô càng khiến khán giả yêu thích bài hát hơn. Với sự kết hợp giữa một nhạc sĩ tài năng và cô ca sĩ ngọt ngào, có chung một niềm yêu thích nhạc trữ tình quê hương họ đã tạo ra một bài hát “Hát Về Phù Cát Quê Tôi” chắc chắn sẽ chạm đến trái tim của người nghe, người con xa quê và đặc biệt là những người con Miền Trung Phù Cát.


Mong rằng sau bài viết này sẽ giúp các bạn một phần nào đó có nhìn khái quát hơn thông qua bài viết này.




Tác giả bài viết: Huỳnh Sơn YT


Học viên Thầy Đoàn Nhược Quý


留言


  • Facebook Basic Square
  • Twitter Basic Square
  • Google+ Basic Square

ĐĂNG KÝ KHOÁ HỌC PHÁT TRIỂN NGHỆ SỸ 1 KÈM 1 CÙNG THẦY ĐOÀN NHƯỢC QUÝ

ADAM MUZIC
ĐÀO TẠO VÀ HUẤN LUYỆN

ĐĂNG KÝ KHOÁ HỌC TẠI ADAM MUZIC

Khoá học đa dạng các lĩnh vực, được đào tạo và phát triển với kiến thức chuyên môn. Huấn luyện và hướng dẫn trực tiếp bởi Thầy Đoàn Nhược Quý cùng cơ sở dạy chất lượng cao:

Khoá học Phát Triển Nghệ Sỹ:

- Thanh nhạc

- Xử lý ca khúc

- Phát triển cá nhân hoá âm nhạc

- Xử lý ca khúc và phát hành tác phẩm

- Kỹ năng trình diễn trên sân khấu và đối đáp truyền thông

 

Học nhạc cùng ADAM MUZIC cùng các kĩ năng:

- Guitar/piano đệm hát

- Thu âm

- Hoà âm & Phối khí

- Sáng tác & Nhạc lý

- Cảm thụ âm nhạc, phong cách thể loại.

- Khoá học Lý thuyết âm nhạc

- Khoá học Sáng Tác 

​​LIÊN HỆ TẠI ĐÂY

Nhạc sĩ Đoàn Nhược Quý - CEO ADAM MUZIC

Công ty được thành lập bởi những thành viên có tâm huyết, năng lực và kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực âm nhạc nghệ thuật, sản xuất âm nhạc. Ngoài ra, đây còn là nơi đào tạo nghệ thuật cho nhiều đối tượng học viên, nghệ sĩ và thực hiện các dự án thu âm, hoà âm phối khí, sáng tác, dàn dựng chương trình nghệ thuật.


Doanh nghiệp đối tác của ADAM Muzic đều là những thương hiệu, công ty uy tín hàng đầu như: Lexus, BMW, Traveloka, Prudential, TTC, HSBC, iLa, L'oréal, Jollibee, Thế Giới Di Động, laVie, Pizza Hut, HTV,....

Các lĩnh vực hoạt động cực kì đa dạng như: 

- Đào tạo, huấn luyện âm nhạc, nghệ thuật.

- Sản xuất âm nhạc chuyên nghiệp (âm nhạc thương mại, âm nhạc giải trí, âm nhạc nghệ thuật).

- Cung cấp nghệ sĩ biểu diễn, ca sĩ, ban nhạc, MC.

- Tư vấn và cung cấp các giải pháp âm nhạc chuyên nghiệp
 

Được giảng dạy chi tiết từ cơ bản đến chuyên sâu bởi các giáo viên ADAM Muzic, có lộ trình được cá nhân hoá theo định hướng của bạn. Tham gia các khoá học kỹ năng Online cùng Thầy Đoàn Nhược Quý.

- Khoá học Phát Triển Nghệ Sỹ 1 kèm 1 - 20 Buổi

- Khoá học Lớp Nhóm - 20 Buổi,

- Khoá học Thanh Nhạc Cấp Tốc - 8 Buổi

- Khoá học Nhạc cụ, Hoà âm Phối Khí, Thu âm,...

​LIÊN HỆ TẠI ĐÂY

bottom of page