top of page
Writer's pictureCTV Âm nhạc

TÌM HIỂU TÍN NGƯỠNG CỦA DÂN TỘC THIỂU SỐ KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC VÀ NAM BỘ

Tín ngưỡng đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt Nam nói chung, người dân tộc thiểu số ở các khu vực miền núi phía Bắc và khu vực Nam Bộ nói riêng. Đây là một phần không thể thiếu của văn hóa và truyền thống dân tộc Việt, được hình thành và phát triển qua nhiều thế hệ.


1. Sơ lược về tín ngưỡng dân gian Việt Nam


1.1. Đất nước đa dạng văn hóa tín ngưỡng

Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, thiên nhiên tương đối phong phú, đa dạng. Bên cạnh đó, Việt Nam lại còn là ngã ba đường, nơi giao nhau của nhiều tộc người và luồng văn minh. Hai yếu tố đó làm cho Việt Nam trở thành một quốc gia đa tôn giáo, đa tín ngưỡng.


Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống của dân tộc để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng. Từ xa xưa, văn hóa tín ngưỡng đã có sự ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống sinh hoạt của nhiều dân tộc. Ở trong đó có cả lòng tôn kính, sự tôn sư trọng đạo, thể hiện tấm lòng của con người với trời đất, thiên nhiên và vạn vật.


1.2. Tín ngưỡng dân gian trong đời sống tinh thần của người Việt Nam

Tín ngưỡng dân gian đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Đây là một phần không thể thiếu của văn hóa và truyền thống dân tộc Việt, được hình thành và phát triển qua nhiều thế hệ. Tín ngưỡng không chỉ là một phần của văn hóa mà còn là nguồn cảm hứng và niềm tin vững chắc cho người Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày, giúp họ giữ vững lòng kiêng nể, lòng biết ơn và tinh thần đoàn kết trong cộng đồng.Vai trò của tín ngưỡng được thể hiện ở các khía cạnh: lý giải các hiện tượng tự nhiên và con người, giáo dục đạo đức, phát huy dân chủ, đoàn kết và bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hoá.


2. Tín ngưỡng của một số dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi phía Bắc (Người Mông, người Dao)


2.1. Đặc điểm chung của khu vực miền núi phía Bắc 


Dân tộc Khơ Mú tại Điện Biên. Ảnh: Báo Tài nguyên và Môi trường.
Dân tộc Khơ Mú tại Điện Biên. Ảnh: Báo Tài nguyên và Môi trường.

Khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam có cộng đồng dân cư khá đa dạng, gồm hơn 30 dân tộc; trong đó đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm hơn 60% dân số. Đồng bào các dân tộc thiểu số ở khu vực này có đời sống tâm linh, tín ngưỡng khá phong phú đa dạng. Đa phần các tộc người thiểu số ở khu vực đều theo tín ngưỡng đa thần. Mỗi dân tộc thiểu số có những sắc thái riêng trong sinh hoạt tín ngưỡng, song có thể nhận diện đời sống tín ngưỡng của đồng bào qua một số loại hình, như: thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng liên quan đến cộng đồng, tín ngưỡng liên quan đến tự nhiên, tín ngưỡng liên quan đến sản xuất và tín ngưỡng liên quan đến vòng đời người.


Khu vực miền núi phía Bắc là nơi sinh sống đan xen của khoảng trên 11 triệu người, thuộc nhiều dân tộc khác nhau. Khu vực Đông Bắc chủ yếu là nơi cư trú của người Tày, Dao, Nùng, Sán Dìu, v.v... Còn vùng Tây Bắc là nơi sinh sống chủ yếu của người Mông, Thái, Mường, v.v… Chính sự đa dạng về dân tộc này đã tạo nên sự  đa dạng về văn hóa, phong tục và tín ngưỡng cho vùng đất này.


Người La Chí chơi đu quay trong Tết Khu Cù Tê. Ảnh: Báo Dân tộc và Phát triển.
Người La Chí chơi đu quay trong Tết Khu Cù Tê. Ảnh: Báo Dân tộc và Phát triển.

2.2. Tín ngưỡng của người Mông


Một số tín ngưỡng liên quan đến cá nhân, gia đình, cộng đồng

Trong phạm vi gia đình, những nghi lễ cơ bản của người Mông bao gồm: thờ cúng tổ tiên, thờ cúng thần nhà, thần cửa, các loại ma. 


Trong thế giới tâm linh của người Mông, thờ cúng tổ tiên mang ý nghĩa hết sức quan trọng. Tín ngưỡng này không chỉ thể hiện lòng biết ơn với cha ông, người đã khuất mà còn là sự cầu mong cho tổ tiên phù hộ cho con cháu sức khỏe, cũng như sự tạ lỗi khi con cháu làm sai.


Người Mông cho rằng thần nhà là thần quản lý mọi việc trong nhà, đại diện cho sự đủ đầy, giàu sang, còn thần cửa là vị thần bảo vệ con người và tài sản nhằm tránh sự thâm nhập của cái ác, cái xấu. Vì vậy vào dịp tết cổ truyền họ sẽ thực hiện các nghi lễ tạ ơn các vị thần này đã bảo hộ cho gia đình mình. 


Bên cạnh thờ cúng tổ tiên và các vị thần nhà, thần cửa, người Mông còn có tín ngưỡng thờ các loại ma. Họ quan niệm rằng, tất cả mọi vật đều có linh hồn, mỗi ngọn núi, cánh rừng, gốc cây đều có ma cai quản. Trong cuộc sống hằng ngày, nếu gặp chuyện không may, họ đều cho đó là do ma làm và phải thực hiện lễ cúng tẩy uế để xua đuổi những điều xui xẻo.


Về cúng dòng họ, người Mông có một mối quan hệ dòng họ khá bền chặt, thiêng liêng, nó là một trong những yếu tố cốt lõi tạo nên xã hội truyền thống của họ. Tùy theo từng dòng họ mà người ta có cách thức thờ cúng và kiêng kị khác nhau. 


Một người Mông đang chuẩn bị cho nghi thức cúng dòng họ. Ảnh: Báo Dân tộc và Phát triển.
Một người Mông đang chuẩn bị cho nghi thức cúng dòng họ. Ảnh: Báo Dân tộc và Phát triển.

Tín ngưỡng liên quan đến sản xuất

Một hình thức thực hành tín ngưỡng tiêu biểu nhất của người Mông là lễ hội Gầu Tào (Gruôv Taox, nghĩa là “Hội chơi đồi” hoặc “Hội chơi núi”) vào mùa xuân. Người Mông tổ chức lễ Gầu Tào với mục đích tạ ơn trời đất và thần linh đã ban cho sức khỏe, thịnh vượng cũng như cầu mong cho một năm mùa màng bội thu.


Lễ hội Gầu Tào của đồng bào Mông thu hút rất đông người tham gia. Ảnh: Cổng thông tin điện tử huyện Mường Khương, Tỉnh Lào Cai.
Lễ hội Gầu Tào của đồng bào Mông thu hút rất đông người tham gia. Ảnh: Cổng thông tin điện tử huyện Mường Khương, Tỉnh Lào Cai.

2.3. Tín ngưỡng của người Dao


Tín ngưỡng liên quan đến cá nhân, gia đình, cộng đồng

Trong tín ngưỡng của người Dao, họ quan niệm mọi vật đều có linh hồn, khi vật đó chết thì hồn lìa khỏi xác để biến thành ma và hồn ma có ở khắp nơi. Ma thì được chia ra thành hai loại: Ma lành và ma dữ. Gặp ma lành thì người ta được bảo trợ, giúp đỡ, ngược lại, gặp phải ma dữ sẽ xui xẻo, gặp tai họa. 


Trong đời sống tín ngưỡng của người Dao, có ba hoạt động tín ngưỡng nổi bật của người Dao là: Lễ cúng Bàn Vương, thờ cúng tổ tiên và lễ cấp sắc cùng những tín ngưỡng liên quan đến nông nghiệp.


Lễ cúng Bàn Vương ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: Báo ảnh Việt Nam.
Lễ cúng Bàn Vương ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: Báo ảnh Việt Nam.

Lễ cúng Bàn Vương, có nơi gọi là đám chay, là một tín ngưỡng phổ biến nhất của người Dao. Nhà nào, dòng  họ nào cũng phải cúng Bàn Vương ít nhất một lần trong đời. Lễ này có nghi thức rất trang trọng, cần nhiều người tham gia và tiêu tốn rất nhiều vật chất, vì vậy người ta thường kết hợp lễ cúng Bàn Vương chung với lễ cấp sắc.


Lễ cấp sắc cũng là một nghi lễ rất quan trọng của người Dao. Mục đích của lễ cấp sắc là để công nhận người trải qua nghi lễ thực sự đã trưởng thành, được quyền tham gia vào các hoạt động tôn giáo và cộng đồng theo luật tục của người Dao.


Ngoài những tín ngưỡng liên quan đến cá nhân, gia đình, cộng đồng, người Dao còn có một số tín ngưỡng liên quan đến sản xuất như: Lễ cầu mùa, lễ cơm mới, lễ cúng nương, lễ cúng thóc giống, lễ tra hạt, lễ cúng thần nương, lễ cúng hồn lúa, lễ mở cửa rừng. Các lễ này về mặt nghi thức thực hiện có phần khác nhau, song đều nhằm mục đích cầu mong sự bảo hộ của các vị thần nông nghiệp, cầu cho mùa màng bội thu, lúa thóc đầy bồ.


3. Tín ngưỡng của một số dân tộc thiểu số ở khu vực Nam Bộ (Người Hoa, người Khmer)


3.1. Đặc điểm chung của khu vực Nam Bộ

Cư dân Nam Bộ chủ yếu là người Việt, nhưng cũng có nhiều dân tộc khác như Khmer, Hoa, Chăm… cùng sinh sống, đều tham gia vào quá trình khai phá vùng đất này từ sớm.Vì lẽ đó, sự giao thoa tín ngưỡng giữa các dân tộc đã sớm hình thành và tạo nên bản sắc riêng cho mảnh đất trù phú này.


3.2. Tín ngưỡng của người Hoa

Từ cuối thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX, người Hoa bắt đầu di cư từ Trung Quốc vào vùng đất Nam Bộ. Hiện nay, người Hoa là một trong 54 dân tộc của Việt Nam với hệ thống tín ngưỡng dân gian vô cùng đa dạng, phong phú.


Một số tín ngưỡng liên quan đến cá nhân, gia đình

Về mặt cá nhân, người Hoa có một số tín ngưỡng như: Cúng sao giải hạn, cầu xin thần Sao phù hộ cho bản thân, người nhà được khỏe mạnh, bình an; Cúng thần độ mạng cá nhân (thần bản mệnh) cho trẻ sơ sinh, cúng trong lễ đầy tháng và lễ thôi nôi của trẻ để cầu mong sự bảo hộ của các vị thần, giúp trẻ lớn lên thuận lợi, may mắn.


Tín ngưỡng trong gia đình người Hoa là sự tin tưởng vào sức mạnh siêu nhiên, thờ cúng thần linh để cuộc sống gia đình được an khang thịnh vượng, để xua đuổi tà ma ác quỷ, khắc phục khó khăn vươn lên trong cuộc sống.


Tín ngưỡng trấn trạch: Trấn trạch có nghĩa là canh giữ nhà cửa. Người Hoa sử dụng những biểu tượng, đồ tạo tác để xua đuổi tà ma, bảo hộ giữ ổn định vững vàng cho nhà cửa, đồng thời giúp những thành viên sống trong căn nhà đó được mạnh khỏe, an lành, gặp thuận lợi về công việc, học tập và mọi mặt cuộc sống.


Tín ngưỡng thờ Thiên Quan Tứ Phúc: Thiên Quan Tứ Phúc là một trong ba vị “Tam Quan Đại Đế” đại diện cho Ngọc Hoàng ở trần gian. Ông là vị thần trực khoảng đầu một năm, vía vào ngày Thượng nguyên (rằm tháng giêng), luôn ban phúc, mang đến vận may cho con người. Người Hoa có thói quen thắp nhang vào mỗi sáng sau khi mở cửa và buổi tối trước khi đóng cửa để cầu xin sự bình an, yên lành cho gia đạo.


Tín ngưỡng thờ Thổ Địa và thần Tài: Người Hoa quan niệm Thổ Địa như là một vị chúa tể của đất, đem lại sản vật cho con người và có nhiều cấp bậc, trong đó Thổ Địa bản gia là thần ở cấp thấp nhất. Thổ Địa luôn được thờ chung với thần Tài mang ý nghĩa một người bảo vệ đất đai, một người sinh ra của cải và giữ cho gia chủ của cải ấy được mang đến từ đất đai.


Bộ bàn thờ Thần Tài - Thổ Địa trong các gia đình người Hoa. Ảnh: Smartland.
Bộ bàn thờ Thần Tài - Thổ Địa trong các gia đình người Hoa. Ảnh: Smartland.

Tín ngưỡng thờ Táo Quân: Táo Quân là vị thần kiểm tra việc làm của mỗi cá nhân trong từng gia đình để cuối năm báo cáo với Ngọc Hoàng, đó cũng chính là nền tảng để họ được ban phúc hoặc định tội trong năm sau. Tín ngưỡng thờ Táo Quân là niềm tin và hành vi thờ cúng vị thần trông nom mọi việc nội trợ và sự bình yên của gia đình.


Tín ngưỡng thờ Phật, thần thánh bảo hộ: Trong gia đình, người Hoa còn thờ một số vị Phật, thần thánh mà phổ biến nhất là Quan Âm Bồ Tát, Quan Thánh Đế Quân, Thiên Hậu Thánh Mẫu. Ngoài ra còn có Bắc Đẩu Thất Tinh, Tề Thiên Đại Thánh, Cửu Thiên Huyền Nữ, Địa Mẫu, Tổ Cô,...


Thờ Phật là tín ngưỡng quan trọng của người Hoa. Ảnh: Chùa Ba Vàng.
Thờ Phật là tín ngưỡng quan trọng của người Hoa. Ảnh: Chùa Ba Vàng.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên: Người Hoa rất coi trọng và giữ gìn tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, việc cúng lễ rất chu đáo. Thờ cúng tổ tiên chính là biểu hiện của lòng hiếu thảo và nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của tiền nhân, nhớ đến cội nguồn của mình.


Tín ngưỡng thờ cúng họ tộc: Họ tộc của người Hoa là những người có cùng huyết thống phụ hệ. Thờ cúng họ tộc là niềm tin và nghi lễ cúng bái vị Tổ của dòng họ, những người quá cố trong họ từ 4 hoặc 5 đời trước.


Bên cạnh đó, người Hoa còn có các tín ngưỡng cộng đồng như: Tín ngưỡng thờ Quan Thánh Đế Quân, tín ngưỡng thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, tín ngưỡng thờ Phúc Đức Chính Thần, tín ngưỡng thờ Ngọc Hoàng, tín ngưỡng thờ thần Tài,...


Tín ngưỡng liên quan đến sản xuất

Người Hoa có tập tục thờ cúng Tổ sư, là những người có công khai sáng hoặc phát triển một nghề nghiệp nào đó, để cầu xin sự phù trợ giúp đỡ trong công việc và sự nghiệp phát đạt. Tín ngưỡng này bắt nguồn từ đạo lý uống nước nhớ nguồn, mặt khác là để dạy dỗ cho con cháu lòng yêu nghề, gắn bó với nghề nghiệp truyền thống; đồng thời củng cố sự đoàn kết giúp đỡ nhau, truyền cho nhau bí quyết kinh doanh sản xuất.


3.3. Tín ngưỡng của người Khmer


Một số tín ngưỡng liên quan đến cá nhân, gia đình, cộng đồng

Người Khmer tin rằng trong cuộc sống, sản xuất của cá nhân, gia đình, dòng họ muốn được bình yên phải được lực lượng siêu nhiên đầy quyền năng che chở, bảo hộ. Đó là Arak (thần bảo hộ dòng họ), Neak Ta (thần bảo hộ) luôn ngự trị trong tâm thức của họ.


Tín ngưỡng thờ Arak: Người Khmer Nam Bộ quan niệm Arak là vị thần giữ gìn, bảo vệ; có nguồn gốc là linh hồn người chết nhưng hiển linh được tôn làm thần để bảo vệ, che chở cho sự bình an, sức khỏe, ổn định và phát triển của mỗi cá nhân, gia đình, dòng họ. Do vậy tín ngưỡng Arak được hiểu là tín ngưỡng về vị thần bảo vệ của gia đình, dòng họ; trong phạm vi rộng hơn có thể là một phum srok (làng xóm).


Hiện nay, tín ngưỡng thờ Arak của người Khmer có xu hướng mai một vì

nhiều nguyên nhân. Tuy việc thờ cúng có sự suy giảm nhưng trong tâm thức người Khmer vẫn còn ghi nhớ về Arak.


Tín ngưỡng thờ tổ tiên: Người Khmer gọi ông bà là “Đôl Ta”. “Đôl” có nghĩa là bà; “Ta” có nghĩa là ông. Giống như người Việt, họ quan niệm Đôl Ta là những người trong gia đình hay dòng họ, tiền nhân, những người đã khuất…


Thờ cúng tổ tiên của người Khmer cũng bắt nguồn từ quan niệm con người có hai phần là thể xác và linh hồn. Họ không thờ ông bà tổ tiên ở nhà mà tổ chức các nghi lễ thờ cúng trong chùa vào dịp diễn ra các lễ hội lớn trong năm như lễ Chôl Chnăm Thmây, lễ Sene Đôl Ta,… 


Tiết mục múa trong lễ hội Chôl Chnăm Thmây Bạc Liêu. Ảnh: Huỳnh Sử/TTXVN
Tiết mục múa trong lễ hội Chôl Chnăm Thmây Bạc Liêu. Ảnh: Huỳnh Sử/TTXVN

Thờ cúng Neak Ta: Theo quan niệm của người Khmer, Neak Ta là một vị nam thần đứng tuổi, có trách nhiệm trông coi từng khu vực lớn nhỏ, từ thửa ruộng đến địa phận phum srok, bảo hộ cuộc sống và sức khỏe cho con người. Đây còn là vị thần chữa bệnh, xét xử, giải quyết tranh chấp… Về hình thức cúng Neak Ta có hai dạng, cúng định kỳ hàng năm và cúng khi có sự việc cầu xin.


Hằng năm, đồng bào Khmer trong phum sóc mang lễ vật tổ chức cúng tế Neak Tà.Ảnh: Báo Dân tộc và Phát triển.
Hằng năm, đồng bào Khmer trong phum sóc mang lễ vật tổ chức cúng tế Neak Tà.Ảnh: Báo Dân tộc và Phát triển.

Hiện nay, tín ngưỡng thờ cúng Neak Ta cũng có sự suy giảm do trình độ nhận thức của con người ngày càng được nâng cao và mang tính thực tế hơn; đồng thời tín ngưỡng này một phần đã bị Phật giáo hóa.


Tín ngưỡng liên quan đến sản xuất

Tín ngưỡng liên quan đến sản xuất của người Khmer chủ yếu liên quan đến nông nghiệp. Họ thường thờ cúng những vị thần phù hộ cho việc trồng trọt để có mùa màng bội thu, trong đó tiêu biểu là thần Lúa, thần Mặt trăng. 


Thần Lúa có biểu tượng là người phụ nữ cưỡi trên lưng cá, tay cầm nhánh lúa. Mặt trăng là vị thần cai quản thời tiết và mùa màng trong năm. Hầu hết các gia đình người Khmer ở Nam Bộ tổ chức cúng trăng tại nhà, tại phum srok, tại chùa vào ngày rằm tháng 10 âm lịch hàng năm. Đây chính là dịp lễ hội Lễ hội Ok Om Bok nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ.


Hoạt động đua ghe ngo của đồng bào Khmer tại lễ hội Ok Om Bok. Ảnh: Báo Dân tộc và Phát triển.
Hoạt động đua ghe ngo của đồng bào Khmer tại lễ hội Ok Om Bok. Ảnh: Báo Dân tộc và Phát triển.

Nhìn chung, tín ngưỡng dân gian thường có những đặc điểm chung đó là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên; tính thiêng liêng cao cả; sự tôn vinh xen lẫn sợ hãi; là mối quan hệ tương tác giữa con người và thần thánh, thái độ của con người với tự nhiên; tình thương yêu con người và đồng loại. Việc tìm hiểu về tín ngưỡng của các dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi phía Bắc và khu vực Nam Bộ không chỉ là một hành động nghiên cứu văn hóa mà còn là cơ hội để hiểu sâu hơn về sự đa dạng và sự phong phú của văn hóa Việt Nam.



Biên tập và tổng hợp bởi đội ngũ Thầy Đoàn Nhược Quý dựa trên Kiến Thức, Trải Nghiệm Văn Hoá - Nghệ Thuật - Âm Nhạc của Thầy Đoàn Nhược Quý trong dự án Lifelong Learning nhằm mục đích tìm hiểu, bảo tồn, phát huy, kết nối và chia sẻ kiến thức Văn Hoá - Nghệ Thuật - Âm Nhạc đến các Học Viên Thầy Đoàn Nhược Quý trong Chương Trình Phát Triển Nghệ Sĩ Online 1 kèm 1.

Comments


  • Facebook Basic Square
  • Twitter Basic Square
  • Google+ Basic Square

ĐĂNG KÝ KHOÁ HỌC PHÁT TRIỂN NGHỆ SỸ 1 KÈM 1 CÙNG THẦY ĐOÀN NHƯỢC QUÝ

ADAM MUZIC
ĐÀO TẠO VÀ HUẤN LUYỆN

ĐĂNG KÝ KHOÁ HỌC TẠI ADAM MUZIC

Khoá học đa dạng các lĩnh vực, được đào tạo và phát triển với kiến thức chuyên môn. Huấn luyện và hướng dẫn trực tiếp bởi Thầy Đoàn Nhược Quý cùng cơ sở dạy chất lượng cao:

Khoá học Phát Triển Nghệ Sỹ:

- Thanh nhạc

- Xử lý ca khúc

- Phát triển cá nhân hoá âm nhạc

- Xử lý ca khúc và phát hành tác phẩm

- Kỹ năng trình diễn trên sân khấu và đối đáp truyền thông

 

Học nhạc cùng ADAM MUZIC cùng các kĩ năng:

- Guitar/piano đệm hát

- Thu âm

- Hoà âm & Phối khí

- Sáng tác & Nhạc lý

- Cảm thụ âm nhạc, phong cách thể loại.

- Khoá học Lý thuyết âm nhạc

- Khoá học Sáng Tác 

​​LIÊN HỆ TẠI ĐÂY

Nhạc sĩ Đoàn Nhược Quý - CEO ADAM MUZIC

Công ty được thành lập bởi những thành viên có tâm huyết, năng lực và kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực âm nhạc nghệ thuật, sản xuất âm nhạc. Ngoài ra, đây còn là nơi đào tạo nghệ thuật cho nhiều đối tượng học viên, nghệ sĩ và thực hiện các dự án thu âm, hoà âm phối khí, sáng tác, dàn dựng chương trình nghệ thuật.


Doanh nghiệp đối tác của ADAM Muzic đều là những thương hiệu, công ty uy tín hàng đầu như: Lexus, BMW, Traveloka, Prudential, TTC, HSBC, iLa, L'oréal, Jollibee, Thế Giới Di Động, laVie, Pizza Hut, HTV,....

Các lĩnh vực hoạt động cực kì đa dạng như: 

- Đào tạo, huấn luyện âm nhạc, nghệ thuật.

- Sản xuất âm nhạc chuyên nghiệp (âm nhạc thương mại, âm nhạc giải trí, âm nhạc nghệ thuật).

- Cung cấp nghệ sĩ biểu diễn, ca sĩ, ban nhạc, MC.

- Tư vấn và cung cấp các giải pháp âm nhạc chuyên nghiệp
 

Được giảng dạy chi tiết từ cơ bản đến chuyên sâu bởi các giáo viên ADAM Muzic, có lộ trình được cá nhân hoá theo định hướng của bạn. Tham gia các khoá học kỹ năng Online cùng Thầy Đoàn Nhược Quý.

- Khoá học Phát Triển Nghệ Sỹ 1 kèm 1 - 20 Buổi

- Khoá học Lớp Nhóm - 20 Buổi,

- Khoá học Thanh Nhạc Cấp Tốc - 8 Buổi

- Khoá học Nhạc cụ, Hoà âm Phối Khí, Thu âm,...

​LIÊN HỆ TẠI ĐÂY

bottom of page