Việt Nam nổi tiếng với các làng nghề thủ công truyền thống, lâu đời và đậm đà bản sắc dân tộc. Đây cũng chính là nét đặc trưng văn hóa cổ xưa của Việt Nam. Vậy thì đâu là những làng nghề thủ công đã tồn tại và phát triển từ rất lâu đời ? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
1. Làng làm gốm Bát Tràng
Làng làm gốm Bát Tràng nằm ở ven sông Hồng, thuộc huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội. Làng có lịch sử hình thành từ thời Lê và vẫn còn được tiếp nối, lưu truyền đến thời đại bây giờ. Đây là làng gốm lâu đời nổi tiếng nhất ở Việt Nam, một địa điểm du lịch hấp dẫn các du khách trong và ngoài nước một lần ghé đến thăm làng gốm.
Làng làm gốm Bát Tràng lưu giữ trong mình những tinh hoa sáng tạo của loại hình nghệ thuật làm gốm và là nét đẹp lao động tự nhiên của làng nghề thủ công truyền thống lâu đời bật nhất tại Việt Nam. Sau hơn 500 năm tồn và phát triển, làng gốm Bát Tràng hiện nay đã thay mình trở thành trung tâm sản xuất và phân phối gốm với quy mô cả nước, với nhiều công ty lớn bé được thành lập. Nhưng dù vậy, ngôi làng vẫn giữ được nét văn hóa truyền thông đậm đà bản sắc dân tộc và tinh thần nghệ thuật lâu đời.
Có lẽ điều thú vị và được nhiều du khách biết đến nhiều nhất chính là việc khi đến làng gốm, các du khách sẽ được trực tiếp chứng kiến các nghệ nhân thực hiện quy trình chế tạo gốm hết sức tỉ mỉ, tinh xảo và điệu nghệ. Ngoài ra, du khách còn được trải nghiệm làm những sản phẩm gốm mà mình yêu thích.
2. Làng Lụa Vạn Phúc Hà Đông
Làng dệt lụa Vạn Phúc thuộc phường Vạn phúc – Hà Đông tại Hà Nội. Làng nghề thủ công này đã tồn tại hơn 1000 năm và là làng dệt lụa đẹp nhất Việt Nam. Từ trung tâm Hà Nội, để đến thăm làng lụa Vạn Phúc bạn chỉ cần đi qua đường Nguyễn Trãi tới bưu điện Hà Đông rồi sau đó rẽ trái là đến nơi. Mặc dù hiện nay Hà Nội đang trong quá trình đô thị hóa thế nhưng làng lụa Vạn Phúc Hà Đông vẫn phần giữ lại được cho mình vẻ đẹp cổ kính và mềm mại vốn có của một làng nghề truyền thống.
Khi nhắc đến kỹ thuật dệt lụa bật nhất tại Việt Nam, chắc có lẽ không nơi nào khác để ghé thăm ngoài làng lụa Vạn Phúc. Đây là làng nghề dệt lụa truyền thống đã được công nhận là kỷ lục “Làng nghề dệt tơ lụa tơ tằm lâu đời nhất” do Trung tâm kỷ lục Việt nam đã trao tặng. Bên cạnh đó, làng Lụa Vạn phúc Hà Đông còn là một trong những điểm đến hấp dẫn cả du khách trong lẫn ngoài nước. Điều thích thú và khiến nhiều du khách đặt chân đến làng lụa Vạn Phúc có lẽ chính là con đường ô Vạn Phúc rực rỡ ngập tràn đầy sắc màu. Với những chiếc ô đủ màu được treo trên không cảm tưởng như cả một vùng trời ô kỳ diệu lơ lửng đã khiến bao du khách say mê mà buộc một lần phải đến nơi này.
3. Làng mộc Kim Bồng
Làng mộc Kim Bồng là một trong những di sản văn hóa sống với tuổi đời hơn trăm năm tuổi mà đến nay vẫn còn tồn tại và lưu truyền tại Việt Nam. Làng mộc là làng nghề truyền thống của Hội An đã vang danh với nhiều công trình nghệ thuật và những sản phẩm gỗ được các nghệ nhân nghề mộc đẽo gọt vô cùng tinh tế, đa dạng.
Làng mộc Kim Bồng (còn được gọi là Kim Bồng Châu) với lịch sử truyền thống hơn 600 năm tuổi, tọa lạc rất gần với phố cổ Hội An. Có lẽ vì vậy mà làng mộc Kim Bồng dường như toát lên mình vẻ cổ kính của phố cổ và đâu đó thoang thoảng mùi gỗ nhẹ nhàng từ những khu nhà làm gỗ. Các sản phẩm chủ đạo tại đây bao gồm: bộ tứ linh Long – Lân – Quy – Phụng, vũ khúc chim công, các Đức Thánh và những đồ vật gia dụng trong các gia đình. Bên cạnh đó, các nghệ nhân tại làng mộc còn được biết đến với kinh nghiệm xây dựng các hội quán, chùa chiền, đình làng,…
Đến với làng mộc Kim Bồng, du khách sẽ được thỏa sức đắm mình vào những tuyệt tác nhân gian được làm từ gỗ. Ghé thăm làng mộc cũng là dịp để du khách có góc nhìn cận cảnh và rõ nét hơn về nghệ mộc cổ truyền Việt Nam. Du khách còn được tận mắt chứng kiến hình ảnh các nghệ nhân đục, khoan tỉ mỉ để tạo ra những con công, con phụng, con lân,… sau đó được các nghệ nhân ghép lại tạo thành một tuyệt tác gỗ đẹp từ giá trị nghệ thuật đến giá trị hữu hình. Các sản phẩm gỗ của làng mộc Kim Bồng có chất liệu vô cùng bển bỉ với màu màu nâu đặc trưng của gỗ, kết hợp cũng tay nghề điêu luyện của các nghệ nhân đã tạo nên những thành phẩm gỗ với các gam màu sắc hết sức sang trọng nhưng vẫn luôn giữ được nét truyền thống của đất Hội An.
4. Làng điêu khắc đá Non Nước
Tọa lạc dưới chân núi Ngũ Hành Sơn, cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 8km, làng điêu khắc đá Non Nước lưu giữ biết bao tinh hoa đất nước về nghệ thuật điêu khắc đá vẫn luôn tồn tại và phát triển dù thời gian có đổi thay.
Làng điêu khắc đá Non Nước vừa là làng nghề cổ truyền, vừa là làng nghề mỹ nghệ lâu đời đến nay vẫn còn tồn tại trên đất nước Việt Nam. Với tuổi đời hơn 300 năm, làng điêu khắc đá Non Nước đã trải qua biết bao giai đoạn của lịch sử để rồi cho đến thời điểm hiện tại, làng vẫn giữ được nét truyền thống vốn có của một ngôi làng mỹ nghệ cổ truyền lâu năm.
Đến với làng điêu khắc đá Non Nước, du khách sẽ có rất nhiều điều thú vị, hấp dẫn để khám phá. Bắt đầu từ việc chiêm ngưỡng các tác phẩm đá mỹ nghệ tinh xảo, mỹ lệ đến việc du hành đến bảo tàng điêu khắc Chăm Pa cổ xưa và sau đó là ghé thăm Ngũ Hành Sơn với non nước hữu tình. Điều đặc biệt mà chỉ có ở làng điêu khắc đá Non Nước chính là khi dạo bước tại nơi đây du khách sẽ không thể rời mắt khỏi khu vườn tượng đá với hàng nghìn bước tượng với đủ loại hình tượng được trưng bày khắp khu vườn mà không theo một trật tự sắp xếp nào cả.
5. Làng kẹo dừa Bến Tre
Các làng nghề làm kẹo dừa Bến Tre tập trung chủ yếu ở huyện Mỏ Cày Nam, huyện Mỏ Cày Bắc, huyện Châu Thành và cả trong trung tâm thành phố. Các làng nghê này không chỉ đơn thuần là nơi sản xuất kẹo dừa mà còn là nơi gìn giữ và phát huy giá trị truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc lâu đời của người dân địa phương Bến Tre.
Nghề làm kẹo dừa Bến Tre xuất phát từ một nét đẹp lao động, bình dị dùng để mưu sinh của những người dân nơi đây đã trở thành một trong những điểm đến du lịch bật nhất tại Việt Nam nói chung và Bến tre nói riêng. Các làng nghề kẹo dừa tại Bến Tre là một trong những nghề thủ công mang nét văn hóa và thu hút đông đảo du khách tham quan.
Làng nghề kẹo dừa Bến tre với hơn trăm năm tuổi đã giúp kẹo dừa Bến Tre trở thành một trong những sản phẩm nổi tiếng và được ưu chuộng không chỉ trong nước mà còn ở nhà quốc gia trên thế giới. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bến Tre có hơn 180 cơ sở sản xuất kẹo dừa và làng nghề kẹo dừa tọa lạc tại phường 7, Bến Tre đã trở thành nơi thăm quan, trải nghiệm thị hiếu cho du khách trong lẫn ngoài nước. Các du khách khi đến đây, sẽ được tận tay làm thử kẹo dừa và tận mắt chứng kiến sự ra đời của từng viên kẹo dừa thơm ngon. Không chỉ thể, du khách còn được hòa mình cùng với những người dân làng kẹo tham gia vào những lễ hội Dừa tại cái xứ Dừa miệt vườn này.
Biên tập và tổng hợp bởi đội ngũ Thầy Đoàn Nhược Quý dựa trên Kiến Thức, Trải Nghiệm Văn Hoá - Nghệ Thuật - Âm Nhạc của Thầy Đoàn Nhược Quý trong dự án Lifelong Learning nhằm mục đích tìm hiểu, bảo tồn, phát huy, kết nối và chia sẻ kiến thức Văn Hoá - Nghệ Thuật - Âm Nhạc đến các Học Viên Thầy Đoàn Nhược Quý trong Chương Trình Phát Triển Nghệ Sĩ Online 1 kèm 1.
Komen